KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

Trang chủ » Xây dựng » Quy trình khảo sát địa chất

Khảo sát địa chất theo tiêu chuẩn 22 TCN 263-2000 có hiệu lực 15/06/2000 bao gồm: khảo sát phục vụ cho việc chuẩn bị đầu tư thực hiện đầu tư.

- Khảo sát giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhằm phục vụ cho 2 bước: Lập báo cáo nguyên cứu tiền khả thi (hay còn gọi là lập báo cáo đầu tư) và báo cáo nguyên cứu khả thi (hay còn gọi là lập dự án đầu tư).

-  Khảo sát giai đoạn thực hiện đầu tư nhằm phục vụ cho 1 trong 2 bước tùy yêu cầu chủ đầu tư: Lập thiết kế kỹ thuật và lập thiết kế bản vẽ thi công.

A. KHẢO SÁT GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ:

* Giai đoạn khảo sát lập báo cáo nguyên cứu tiền khả thi:

1. Mục đích của khảo sát ĐCCT lập BCNCTKT là xác định một cách tổng quan điều kiện ĐCCT trên tất cả các phương án đề xuất, mà không đi sâu vào chi tiết của từng phương án. Nội dung của khảo sát gồm:

- Thị sát khu vực cùng với các nghiệp vụ khác của tổng thể;
- Tìm hiểu chi tiết nhiệm vụ kỹ thuật được giao, các văn bản có liên quan;
- Thu thập toàn bộ tài liệu địa chất, ĐCCT, lịch sử nghiên cứu trong vùng của các cơ quan chuyên ngành.

2. Sau khi có đầy đủ các tài liệu, cần tập hợp để viết báo cáo ĐCCT. Nội dung báo cáo phải thoả mãn các yêu cầu của thiết kế trong giai đoạn này. Cần nêu ra những vấn đề  phải giải quyết trong giai đoạn khảo sát sau. Không tiến hành bất kỳ một khối lượng  công tác khảo sát nào.

* Giai đoạn khảo sát lập báo cáo nguyên cứu khả thi:

Khảo sát ĐCCT lập BCNCKT phải được tiến hành trên tất cả các phương án đề xuất, trong đó cần tập trung vào phương án kiến nghị khả thi nhất. Khối lượng của công tác khảo sát ĐCCT sau đây là ấn đinh cho phương án kiến nghị như đã nói ở trên. Còn đối với phương án phụ thì cần cân nhắc giảm bớt cho phù hợp (xem hướng dẫn ở Phụ lục 4). Theo tiêu chuẩn 22TCN 263-2000:

KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH (ĐCCT) CHO NỀN ĐƯỜNG

Loại nền đường thông thường:

- Điều tra đo vẽ ĐCCT nền đường thông thường được tiến hành trên dải băng rộng về mỗi bên 25-50 mét trên bản đồ địa hình từ 1/2.000 đến 1/10.000. Nội dung điều tra đo vẽ cần được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ nói trên.

- Công tác thăm dò ĐCCT được tiến hành như sau:
  + Đối với nền đường đắp là tuyến đường làm mới , cứ 1km bố trí tối thiểu một lỗ khoan sâu từ 5 đến 7 mét. Trong trường hợp điều kiện ĐCCT phức tạp thì cự ly lỗ khoan có thể giảm, cụ thể do Chủ nhiệm nghiệp vụ đề xuất với chủ đầu tư để có quyết định sao cho phù hợp. 
  + Đối với nền đường đào: Tại những khu vực có điều kiện ĐCCT đơn giản thì cứ cách 2 km bố trí 1 lỗ khoan sâu trung bình 5 mét. Chiều sâu này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào chiều dầy của tầng phủ. Tại khu vực có điều kiện ĐCCT phức tạp thì cự ly này có thể ngắn hơn. Trong tất cả các trường hợp cần phải đánh giá mức độ kiên cố của tầng đá cơ bản để có cơ sở thiêt kế mái dốc nền đào cho phù hợp.

Loại nền đường đặc biệt:

- Nền đường đăc biệt là nền đường có đất yếu. Sau khi đã tiến hành khoan thông thương mà phát hiện đất yếu thì tiến hành khoanh vùng và bố trí lỗ khoan trên tim tuyến với khoảng cách từ 250 đến 500 mét (nếu cần thiết có thể bổ xung điểm thăm dò như : cắt cánh, xuyên v.v..nhưng không lấy mấu thí nghiệm). Không khoan trên mặt cắt ngang.

- Khi khảo sát nền đường đào hoặc đắp mà gặp các hiện tượng địa chất động lực (ĐCĐL) cần bổ sung một khối lượng lỗ khoan sao cho thích hợp và có đủ tài liệu đánh giá ảnh hưởng xấu của chúng tới điều kiện ổn định của tuyến. Quy trình này không quy định cụ thể, khối lượng bổ sung do Chủ nhiệm nghiệp vụ quyết định. Cần kết hợp khoan với các phương pháp thí nghiệm hiện trường như xuyên tĩnh, cắt cánh. Khối lượng cụ thể sẽ do thiết kế đề nghị và được chủ đầu tư chấp thuận.

KHẢO SÁT ĐCCT CHO CỐNG

Giai đoạn này không tiến hành khảo sát ĐCCT cho cống. Cần tận dụng các tài liệu khảo sát ĐCCT nền đường áp dụng cho cống. Vì vậy khi bố trí các lỗ khoan nền đường làm sao kết hợp với các vị trí cống để có thể tận dụng các tài liệu này.Khi lập mặt cắt dọc ĐCCT cho tuyến cần chú trọng các vị trí cống và trong báo cáo ĐCCT, khi thuyết minh theo Km cần chú trong đánh giá điều kiện ĐCCT tại các vị trí cống xem như nó được nội suy từ các tài liệu ĐCCT của nền đường.

KHẢO SÁT ĐCCT CHO CẦU NHỎ  

Đối với mỗi một cầu nhỏ, cần bố trí 2 lỗ khoan tại hai vị trí mố cầu. Độ sâu lỗ khoan đến tầng đất cứng (khoảng từ 15 đến 30 mét tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của địa tầng). Trong trường hợp đá lộ rõ ràng thì chỉ cần điều tra đo vẽ kết hợp với các dụng cụ đơn giản để xác định cao độ mặt đá và các yếu tố khác và lấy mẫu đất đá v.v...Toàn bộ công tác này phải đủ để cung cấp cho thiết kế lập DAKT.

KHẢO SÁT ĐCCT CHO CẦU TRUNG VÀ CẦU LỚN

- Đối với mỗi một cầu trung, cần bố trí 3 lỗ khoan (kết hợp với SPT). Vị trí của các lỗ khoan này phải chia đều trên mặt cắt ngang sông. Trong trường hợp điều kiện ĐCCT hai bên bờ  khác nhau nhiều thì có thể bố trí lỗ khoan lệch đi và sẽ do Kỹ sư Chủ nhiệm nghiệp vụ quyết định. Độ sâu lỗ khoan từ 20 đến 40 mét và phải tới tầng chịu lực hoặc khoan vào tầng đá cơ bản từ 3 đến 5 mét.

- Tầng chịu lực ở đây được định nghĩa là tầng đất có N=50. Cũng có thể xác định tầng chịu lực là cát lẫn cuội sỏi, cuội sỏi, đá tảng, hoặc các loại đất dính ở trạng thái dẻo cứng, nửa cứng hoặc cứng. Đối với mỗi một cầu lớn cần bố trí 3 lỗ khoan ( Kết hợp SPT) trên mặt cắt ngang sông tại  phương án kiến nghị. Vị trí lỗ khoan cũng được quy định như đối với cầu trung. Đối với các phương án so sánh khác thì tuỳ thuộc vào điều kiện ĐCCT mà bố trí lỗ khoan.sao cho có đủ tài liệu để so sánh. Độ sâu lỗ khoan cho công trình cầu lớn từ 30 đến 50 mét, cá biệt đến 90 mét tuỳ thuộc vào điều kiện ĐCCT khu vực. Các điều kiện cần và đủ để kết thúc lỗ khoan cũng được quy đinh như đối với cầu trung. 

KHẢO SÁT ĐCCT NƠI CÓ HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC (ĐCĐL)   

Trong giai đoạn này không tiến hành khảo sát ĐCCT tại các vị trí có các hiện tượng ĐCĐL. Để đánh giá điều kiện ổn đinh của tuyến cũng như để tìm hiểu bản chất của các hiện tượng này cần kết hợp các lỗ khoan tuyến với điều tra đo vẽ ĐCCT và đã được ấn định trong các khối lượng khảo sát các hạng mục công trình từ điều 9.2 đến điều 9.9.

KHẢO SÁT ĐCCT CÁC MỎ VẬT LIỆU XÂY DỰNG (VLXD)

- Tuỳ theo chiều dài tuyến cũng như quy mô của công trình mà ấn đinh số lượng các mỏ VLXD cần khảo sát. Cần phân chia ra hai loại mỏ: mỏ đang khai thác và mỏ chưa khai thác. Các mỏ VLXD gồm: mỏ đá, mỏ cát sỏi, mỏ đất đắp được sử dụng cho tất cả các đối tượng.xây dựng.

- Đối với mỏ VLXD đã khai thác thì cần xác đinh vị trí, cự ly của mỏ so với tuyến, quy mô khai thác, điều kiện trang thiết bị, khả năng cung cấp, giá thành, chất lượng, trữ lượng. Toàn bộ các số liệu nói trên cần thể hiện trong các văn bản hợp thức.

- Đối với các mỏ VLXD chưa khai thác thì cần sơ hoạ vị trí mỏ VLXD (hoặc lập bình đồ vị trí mỏ), xác định cự ly vận chuyển, trữ lương, chất lượng căn cứ vào kết quả thí nghiệm mẫu. Tại mỗi vị trí mỏ lấy 1 mẫu đá ,đất đắp hoặc cát sỏi. Toàn bộ kết quả khảo sát cần được thể hiện trong hồ sơ khảo sát VLXD.

LẤY MẪU VÀ THÍ NGHIỆM ĐẤT ĐÁ 

- Đối với nền đường, tuỳ theo tính chất nguyên dạng và tính đồng nhất của đất cần thí nghiệm với một khối lượng mẫu đủ cho công tác chỉnh lý tãi liệu. Các chỉ tiêu cơ-lý cần xác định gồm:độ ẩm (W%),thành phần hạt (p%), dung trọng thiên nhiên (), tỷ trọng (), các giới hạn chẩy, góc ma sát trong (), lực dính (C), hệ số nén lún (a), hệ số cố kết (Cv);góc nghỉ khi khô và ướt của cát, hệ số rỗng nhỏ nhất và lớn nhất của cát,các chỉ tiêu dẫn xuất còn lại tính toán từ các chỉ tiêu thí nghiệm.
- Đối với cầu, cần tận dụng số lượng mẫu đã lấy được tiến hành thí nghiệm với các chỉ tiêu như đối với nền đường và bổ sung thí nghiệm SPT đối với cầu trung và cầu lớn.

- Đối với VLXD cần thí nghiệm các chỉ tiêu sau: Đối với đất đắp và cát cuội sỏi: W%, P%, các giới hạn chẩy, đầm nén (c max, c  min ), CBR. Đối với đá: thành phần thạch học, dung trọng, tỷ trọng, cường đọ nén cực hạn khi khô và ướt, hệ số hoá mềm, độ dính bám, độ mài mòn Los Angeles, độ Soundness.

CHỈNH LÝ VÀ LẬP HỒ SƠ KHẢO SÁT 

- Chỉnh lý và thống kê các chỉ tiêu cơ lý của đất thực hiện theo Quy trình hiện hành.
- Hồ sơ khảo sát gồm: hình trụ lỗ khoan, các mặt cắt ĐCCT ngang và dọc, các tài liệu thống kê chỉ tiêu cơ-lý theo lớp, thuyết minh ĐCCT theo Km và thuyết minh tổng hợp. Hình thức và nội dung hồ sơ cần tuân thủ theo Hồ sơ mẫu hiện hành.

 

      

 

B. KHẢO SÁT GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ:

* Giai đoạn khảo sát lập thiết kế kỹ thuật:

CHUẨN BỊ KHẢO SÁT

- Trước khi tiến hành khảo sát phục vụ cho thiết kế kỹ thuật cần phải tiến hành công tác chuẩn bị như sau:
   + Nghiên cứu các văn bản phê duyệt DAKT;
   + Hệ thống hoá các tài liệu thu thập và khảo sát ở giai đoạn trước;
   + Chính xác hoá các tãi liệu đã có, nghiên cứu các vấn đề còn tồn tại chưa được giải quyết trong giai đoạn trước;
   + Lập kế hoạch và chương trình khảo sát ở ngoài trời, ấn đinh khối lượng của công tác khảo sát ngoài trời v.v...

KHẢO SÁT ĐCCT CÁC LOẠI NỀN ĐƯỜNG 

Nền đường thông thường

- Công tác đo vẽ ĐCCT dọc tuyến được tiến hành trên cơ sở bản đồ địa hình, có thể từ 1/5000 đến 1/2000. Phạm vi đo vẽ trên dải băng rộng 50-100 mét. Mục đích của đo vẽ ĐCCT xem trong điều 9.3..
- Công tác thăm dò ĐCCT được tiến hành bằng các lỗ khoan thăm dò. Thông thường cứ 1km bố trí 1 đến 2 lỗ khoan xen kẽ vào các lỗ khoan ở giai đoạn trước. Chiều sâu thăm dò từ 5 đến 7 mét. Cũng có thể thay thế một số lượng lỗ khoan bằng hố đào trong trường hợp không thể di chuyển máy khoan được. Trong khi lập hồ sơ khảo sát cần phối hợp lỗ khoan ở giai đoạn này với lỗ khoan ở giai đoạn trươc. Cũng cần hạn chế thí nghiệm mẫu ở giai đoạn này mà phải kết hợp với kết quả thí nghiệm mẫu ở giai đoạn trước.

Nền đường đặc biệt, nền đường đất yếu

- Đối với nền đương có phân bổ đất yếu, sau khi đã khoanh vùng thì cần tiến hành điều tra đo vẽ ĐCCT. Nội dung và phương pháp điều tra như quy đinh đối với nền đừơng thông thường. Công tác thăm dò ĐCCT bằng những lỗ khoan được bố trí cách nhau thông thường từ 50 đến 100 mét trên tim tuyến (kể cả khối lượng đã tiến hành ở bước DAKT).Trong trường hợp đặc biệt cự ly này có thể rút ngắn hơn. Cứ cách 100-150 mét tiến hành 1 mặt cắt ĐCCT trên đó có 3 lố khoan. Độ sâu lỗ khoan cần phải sâu hết lớp đất yếu.Trong mọi trường hợp phải tiến hành thí nghiệm cắt cánh hiện trường. Thí nghiệm này có thể được tiến hành độc lâp hoặc trong lỗ khoan. Số lượng và độ sâu thí nghiệm sẽ do Chủ nhiệm nghiệp vụ quyết đinh và được Chủ đầu tư chấp thuận.

- Công tác lấy mầu đất đối với nền đừơng thông thường và nền đường có đất yếu là giống nhau. Đối với việc thí nghiệm các chỉ tiêu cơ -lý đối với đát yếu cần thận trọng bảo vệ tính nguyên dạng của mẫu, đồng thời chọn sơ đồ thí nghiệm cắt cho phù hợp với điều kiện làm việc của nền đường cũng như điều kiện thi công. Yêu cầu thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý  xem trong điều. 9.13. 

- Công tác chỉnh lý và lập hồ sơ khảo sát cũng theo nội dung và trình tự như quy định trong điều 9.14.   

Nền đường ngập nước và đường qua bãi sông

- Đối với nền đương ngập nước và đương qua bãi sông thì cần tiến hành như đối với nền đừơng đắp thông thường, nhưng cần chú trong các vấn đề sau:
   + Xác định độ bền vững của đất nền; Nếu là đất yếu thì theo điều 14.4
   + Phối hợp với nghiệp vụ thuỷ văn để xác đinh các yếu tố thuỷ văn có ảnh hưởng tới sự ổn định của mái dốc;
   + Tìm kiếm và sử dụng đất đắp có chất lượng thích hợp khi ngâm nước cũng như các giải pháp kè, công trinh phòng hộ. 

Nền đường đào sâu

- Đối với nền đường đào sâu là những nền đường khi thi công mái dốc có chiều cao trên 12 mét đã được xác định trong giai đoạn DAKT cần được khảo sát kỹ lưỡng do không tiến hành khảo sát trong giai đoạn trước.Mục đích của khảo sát là phát hiện xem phải thi công trong đất đá có độ ổn định như thế nào.Công tác điều tra đo vẽ ĐCCT như quy định đối với nền đường thông thường nhưng cần phải làm sáng tỏ những vấn đề sau:
    + Đối với những vùng đá cứng ổn định, thi cần xác định bề dầy tầng phủ,tính chất ổn định của tầng phủ;đặc điểm địa chất thuỷ văn (ĐCTV);
    + Đối với những vùng đá cứng và nửa cứng nứt nẻ, vỡ vụn cần xác định thế nằm của đá, mức độ nứt nẻ và hướng phát triển của nứt nẻ v.v...
    + Đối với những đoạn đất loại sét không ổn định, cần lưu ý các yếu tố địa mạo, điều kiện ĐCTV, tính chất đối với nước của đất v.v...Đặc biệt đối với sét có tính chất trương nở thì cần phải láy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm.

- Công tác thăm dò ĐCCT được tiến hành đặc biệt với các lỗ khoan cách nhau từ 50 đến 100 mét. Cách 100-150 mét bố trí 1 mặt cắt ĐCCT với 3 lỗ khoan. Chiều sâu lỗ khoan tuỳ thuộc vào bề dầy tầng phủ. Không cần thiết phải khoan tới cao độ đường đỏ.

- Công tác lấy mẫu vá thí nghiệm đất đá cũng tiến hành như đối với nền đường thông thường.Công tác chỉnh lý và lập hồ sơ khảo sát cũng tương tư như đối với công trình khác.   

Nền đường đắp cao

- Công tác khảo sát nền đương đắp cao - là nền đắp có chiều cao trên 12 mét- cần tập trung vào những vấn đề sau :
   + Đánh giá điều kiện ổn định của nền và mái dốc nền đường;
   + Chọn vật liệu đắp thích hợp;
   + Gia cố phòng hộ mái dốc.

- Công tác đo vẽ ĐCCT như đối với nền đường thông thường. Công tác thăm dò được tiến hành bằng các lỗ khoan trên tim tuyến với cự ly từ 50 đến 100 mét. Không bố trí lỗ khoan trên mặt cắt ĐCCT. Mục đích chủ yếu của công tác khoan là phát hiện tầng đất yếu.Công tác lấy mẫu đất đá, thí nghiệm cũng như chỉnh lý và lập hồ sơ khảo sảt cũng tương tự như đôi với nền đương đào sâu.

- Công tác điều tra khảo sát và đánh giá chất lượng của VLXD phải xác định được loại vật liệu xây dựng ổn định trong trường hợp đắp cao.

Đoạn đường có hiện tượng địa chất động lực (ĐCĐL)

- Các hiện tượng ĐCĐL gồm: dòng lũ bùn đá, mương xói, cácxtơ, trượt, đổ v.v...Mục đích của khảo sát nhằm đánh giá ảnh hưởng của chúng tới điều kiện ổn định của tuyến. Vì vậy, ngoài khối lượng khảo sát đối vối nền đường thông thường cần phải bố trí một khối lượng khoan thích hợp. Khối lượng này gồm những lỗ khoan bố trí trên các mặt cắt ĐCCT trong khu vực có các hiện tượng ĐCĐL. Số lượng lỗ khoan cũng như mặt cắt ĐCCT do Kỹ sư chủ nhiệm nghiệp vụ quyết định.

- Trong khi tiến hành công tác thăm dò, luôn luôn phải kết hợp với công tác đo vẽ ĐCCT, trong nhiều trường hợp lấy công tác đo vẽ ĐCCT làm chính. Đối với hiện tượng dòng lũ bùn đá, mương xói, trượt đổ cần xác định phạm vi phân bố, quy mô, khả năng phát triển, xác định nguyên nhân phát sinh của chúng, ảnh hưởng tới ổn định của tuyến v.v  nhằm có thể đưa ra được những giải pháp xử lý hoặc kiến nghị tránh tuyến.
Đối với hiện tương các-tơ, cần xác định phạm vi phân bố, khả năng phát triển v.v.. trên cơ sở tài liệu thu thập từ kết quả điều tra đo vẽ ĐCCT. Trong trường hợp cần thiết có thể bố trí thăm dò địa vật lý (ĐVL). Phương pháp dùng phổ biến là thăm dò điện và thăm dò địa chấn. Tuỳ theo mức độ phát triển của cacxtơ và tính chất quan trọng của công trình mà lấy khoảng cách giữa các điểm đo từ 2 đến 5 mét. Không tiến hành công tác khoan.

- Công tác lấy mẫu đất đá, ngoài như đối với nền đường thông thường còn phải chú trọng làm sao để phân tích những nguyên nhân phát sinh và khả năng phát triển của chúng. Đối với hiện tượng trượt cần lấy mẫu xác định độ ẩm tại mặt trượt của chúng. v.v...Công tác chỉnh lý thống kê và lập hồ sơ khảo sát theo những quy định hiện hành.

Đoạn đường dự  kiến xây dựng tường chắn và tường phòng hộ

- Khảo sát ĐCCT nơi dự kiến xây dựng tường chắn và tường phòng hộ cần kết hợp với khảo sát nền đường. Mục đích của khảo sát là:     

     + Xác định khả năng chịu tải của nền thiên nhiên;
     + Xác định chiều sâu đá gốc và độ sâu đặt móng công trình.
Công tác điều tra đo vẽ ĐCCT kết hợp với tuyến, nhưng chú trọng tại vị trí tim công trình, ảnh hưởng của điều kiện ĐCTV, khả năng thi công, mức độ khó dễ của điều kiện địa hình tới cao trình đặt móng.

- Công tác thăm dò được tiến hành bằng những lỗ khoan trên tim công trình dự kiến và trên các mặt cắt ngang ĐCCT. Cự ly giữa các lỗ khoan (kết hợp SPT) từ 10 m đến 30 m trên tim công trình. Trên mặt cắt ngang, cự ly lỗ khoan từ  tim tường chắn đến lỗ khoan < 5m. Độ sâu của các lỗ khoan phải tới đá gốc hoặc vào tầng chịu lực 2-5m.

- Công tác lấy mẫu đất đá, chỉnh lý  cũng tương tự như đối với công trình khác. Cần phải lập hồ sơ khảo sát riêng cho hạng mục này.

KHẢO SÁT ĐCCT CHO CỐNG 

- Công tác khảo sát ĐCCT cho cống cần được kết kợp với khảo sát nền đường. Chỉ đặt vấn đề khảo sát khi ở đó có điều kiện ĐCCT đặc biệt. Cần tận dụng các tài liệu khảo sát ở giai đoạn trước. Chỉ tiến hành khoan trong những trường hợp đặc biệt. Khối lượng nay sẽ do Chủ nhiệm nghiệp vụ quyết định nhưng không quá 1 lỗ khoan cho một vị trí cống (trừ các cống đặc biệt).

- Công tác lấy mẫu đất đá như đối với nền đường thông thường đối với những nơi tiến hành khoan. Ngoài trường hợp này ra thì sử dụng kết quả của khảo sát nền đường.
 Không lập hồ sơ riêng cho hạng mục này mà lập chung hồ sơ với tuyến.

KHẢO SÁT ĐCCT CHO CẦU NHỎ

- Đối với cầu nhỏ, cần tận dụng các lỗ khoan đã tiến hành trong giai đoạn trước nếu vị trí các lỗ khoan đó đúng tại vị trí mố cầu trong giai đoạn này. Nếu các vị trí này không nằm đúng vị trí mố cấu nhưng xét thấy vẫn sử dụng được thì không cần bổ sung lỗ khoan. Trường hợp ngược lại thì cần bố trí lỗ 2 lỗ khoan tại vị trí mố cầu. Độ sâu lỗ khoan từ 15 đến 30 mét và cũng có điều kiện kết thúc lỗ khoan như trong giai đoạn trước.

- Công tác lấy mẫu đất đá, thí nghiệm và chỉnh lý, lập hồ sơ khảo sát ĐCCT như trong trường hợp giai đoạn NCKT. 

KHẢO SÁT ĐCCT CHO CẦU TRUNG VÀ CẦU LỚN

- Công tác điếu tra đo vẽ ĐCCT cho cầu trung và cầu lớn được tiến hành trên bản đồ địa hình có tỷ lệ thích hợp. Chú trọng điều tra các vết lộ, các hiện tượng ĐCĐL nhất là hiện tượng xói lở bờ, hiện tượng tiềm thực v.v...

- Công tác khoan thăm dò được tiến hành như sau :
   + Đối với cầu trung, bố trí mỗi vị trí trụ và mố một lỗ khoan (kết hợp SPT). Độ sâu lỗ khoan từ 25 đến 40 mét. Trong trường hợp đặc biệt có thể tới 90 mét tuỳ điều kiện phức tạp về ĐCCT Điều kiện kết thúc lỗ khoan cũng tương tư như đối với bước NCKT.
   + Đối với cầu lớn, bố trí mỗi vị trí mố và trụ môt lỗ khoan (kết hợp SPT). Trong trường hợp điều kiện ĐCT phức tạp, địa tầng không đồng nhất, có hiện tương các-tơ, có phân bổ đá vôi thì có thể bố trí 2 lỗ khoan cho mỗi vị trí mố hoặc trụ cầu. Các lỗ khoan này có thể được bố trí so le nhau so với tim cầu. Điều kiện kết thúc lỗ khoan cũng tương tư như đối với cầu trung.
 Toàn bộ kết quả khoan phải xác định được độ sâu đặt móng và chỉ tiêu cơ lý của các lớp. 

- Tại mỗi cầu cần lấy một mẫu nước để phân tích, đánh giá tính chất ăn mòn của nước đối với bê tông và bê tông cốt thép.

- Công tác lấy mẫu và thí nghiệm đất đá được tiến hành như đối với giai đoạn trước nhưng phải đảm bảo đủ số lượng mẫu để phù hợp với quy định về chỉnh lý chỉ tiêu của đất. Hồ sơ khảo sát ĐCCT cho cầu trung và cầu lớn phải được lập riêng. 

KHẢO SÁT ĐCCT CÁC MỎ VLXD

- Nghiên cứu lại hồ sơ khảo sát các mỏ VLXD ở giai đoạn trước xem trong toàn bộ số lượng mỏ đó đã đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn này chưa. Nếu cần bổ sung thì cùng với các mỏ đã có tiến hành theo yêu cầu của khảo sát chi tiết.
Khi khảo sát thì thực hiện theo như nội dung của giai đoạn trước (điều 9.12) nhưng cần phải chính xác hoá hơn các số liệu điều tra, nhất là chất lượng và trữ lượng. Đối với các mỏ cát, sỏi sạn và đát đắp, trong trường hợp cần thiết có thể bố trí các lỗ khoan trên các mặt cắt. Số lượng cũng như độ sâu lỗ khoan sẽ do Kỹ sư chủ nhiệm nghiệp vụ quyết định. 

- Yêu cầu thí nghiệm tính chất của VLXD giống như điều 9.13. Các kết quả cần được lập thành hồ sơ riêng cho mỏ VLXD. Nội dung và hình thức của hồ sơ mỏ VLXD theo quy định hiện hành.

* Giai đoạn khảo sát lập thiết kế bản vẽ thi công:

- Khảo sát ĐCCT để lập bản vẽ thi công (BVTC) được thưc hiện trong những trường hợp sau:
   + Trên nhừng đoạn, nắn tuyến hoặc dịch tuyến được điều chỉnh sau khi duyệt thiết kế kỹ thuật;
   + Trên nhừng đoạn tuyến thiết kế đăc biệt, xét thấy các tài liệu khảo sát cho thiết kế kỹ thuật chưa đầy đủ hoặc nhiều vấn đè còn nghi vấn cần phải được khảo sát bổ sung;
   + Tại các công trình như cầu hoặc nền đường thiết kế đặc biệt có sự thay đối về kết cấu móng cũng như có sự thay đổi về phương án sử lý mà các tài liệu đã khảo sát chưa đáp ứng cho thiết kế;
   + Cần khảo sát thêm các mỏ VLXD để đáp ứng đầy đủ cho thi công.

- Nội dung chủ yếu của khảo sát lập BVTC là sử dụng các lỗ khoan hoặc các thí nghiệm hiện trường. Khối lượng khảo sát chỉ bổ sung cho bước TKKT làm ít hơn khối lượng quy định từ điều 14.2 đến 14.27. Trong trường hợp đăc biệt khi phát hiện thêm vị trí đất yếu thì có thể tăng khôí lượng khảo sát địa chất, số lượng tăng thêm do Chủ chiệm nghiệp vụ đề xuất và được Chủ đầu tư chấp thuận nhưng không vượt quá 20% khối lượng đã thực hiện ở bước TKKT./.

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE: 0888 378 181
  • Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến
    Hỗ trợ trực tuyến
    0888378181
    Email congtyanphat2009@gmail.com

Cảm nhận khách hàng

ANH HOÀNG HÀ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN CN XD CẦU ĐƯỜNG PHÍA NAM
"Công ty An Phát thiết kế hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Tranimexco chất lượng tốt, giá hợp lý"
CHỊ THANH THỦY - CÔNG TY TNHH SX VÀ TM THIÊN PHƯỚC
"Cty An Phát giám sát thi công nhiệt tình, có trách nhiệm, chuyên môn cao, giá cả hợp lý "
CHỊ THANH TÂM -  CHỦ NHÀ ĐƯỜNG SỐ 2, P. AN LẠC, Q. BÌNH TÂN
"Tôi hài lòng khi Công ty An Phát thi công nhà cho tôi với chất lượng tốt và giá cả hợp lý".

Các bài đăng khác

Dự án tư vấn giám sát thi công Sửa chữa line N10, N11, N12 tại cảng Tân cảng Cát Lái

Sửa chữa dầm kê chạy cẩu, đường chạy H30 và nâng cao độ dầm kê container tại cảng Tân cảng Cát Lái

Dự án tư vấn giám sát Nâng cấp đường giao thông giữa block G&H, giữa block H&I tại Terminal C cảng Tân Cảng Cát Lái

Nâng cấp đường giao thông giữa block G&H, giữa block H&I tại cảng Tân cảng Cát Lái

Dự án tư vấn giám sát thi công công trình: Nâng cấp line A13-A14 tại cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép

Sửa chữa móng mặt đường, thảm bê tông nhựa polymer mới line A13-A14 cảng TCIT

Dự án thiết kế Nâng cấp line A09-B09, A12-B12 tại cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT)

Sửa chữa mặt đường bị lão hóa, đọng nước và sơn kẻ lại vạch sơn đường

Dự án thiết kế Sửa chữa đường bãi cảng Tân Cảng Cái Cui

Sửa chữa kết cấu móng, bù cao độ lún và lát lại gạch tự chèn tận dụng 1 phần

KIỂM ĐỊNH NHÀ PHỐ

Kiểm định kết cấu móng, cột, dầm, sàn hiện trạng và thi công nâng tầng

Kiến trúc cầu đi bộ Thủ Thiêm

Cầu đi bộ Thủ Thiêm là cầu đi bộ nối liền Quận 1 và Quận 2 được thiết kế thẩm mỹ cao

Báo cáo khảo sát địa chất

Khoan khảo sát địa chất là công việc quan trọng nhất trước khi tính đến việc thiết kế móng công trình như thế nào cho...

Trình tự thi công nhà phố

Chuyên thi công nhà phố, thiết kế miễn phí, xin giấy phép xây dựng miễn phí. Dịch vụ uy tín với giá cả hợp lý và chất...

Giám sát thi công công trình nhà phố, biệt thự

Tại sao đa số chủ đầu tư hiện nay cần phải thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng là do nhà thầu thi công chưa tự đảm...

Thiết kế kiến trúc dân dụng và công nghiệp

Thiết kế dân dụng và công nghiệp là công việc thiết kế: kiến trúc, kết cấu, điện, nước, PCCC công trình nhà phố, biệt...

Quy trình khảo sát địa hình

Địa hình công trình tập hợp các công việc sau: thị sát, thu thập thông tin, thăm dò, đo vẽ,.... nhằm tìm ra phương án kỹ...

Dự án thiết kế Nâng cấp line A15, B15 tại cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT)

Sửa chữa móng mặt đường, thảm bê tông nhựa polymer mới line A15-B15 cảng TCIT

Dự án Giám sát thi công Sửa chữa Trụ sở làm việc Đội Tuần tra dẫn đoàn

Địa điểm: 16 Phạm Ngọc Thạch, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Mẫu nhà phố thép tiền chế

Nhà thép tiền chế là loại nhà với khung, cột, dầm làm bằng vật liệu thép và được lắp đặt theo bản vẽ thiết k...

Báo cáo khảo sát địa hình

Khảo sát địa hình là công việc quan trọng trước khi tính đến việc thiết kế cao độ nền công trình như thế nào cho hợp...

Trình tự thi công nhà xưởng

Trong các bước thi công nhà xưởng thì bước nào là quan trọng nhất: Nếu xét về an toàn thì việc lắp kèo thép là quan trọng...

Giám sát thi công công trình giao thông

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các công trình giao thông đều phải có tư vấn giám sát để thay mặt chủ...

Thiết kế giao thông

Thiết kế công trình cầu, đường bộ để tạo ra hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ cho công tác vận chuyển hành khách,...

Dự án thiết kế Sửa chữa các line A01-A04 tại cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT)

Sửa chữa dầm kê container và đường chạy xe H30 các line A01-A04 cảng TCIT

Thiết bị trắc đạc sử dụng trong đo đạc địa hình

Thiết bị trắc đạc phục vụ cho công tác đo vẽ địa hình, đo vẽ đường cũ, cầu cống cũ và các công trình địa vật...

Thiết kế miệng hầm ga thu nước mưa

Miệng hầm ga là bộ phận quan trọng trong hệ thống thoát nước mưa tránh ngập úng mặt đường khi mưa lớn

Trình tự thi công biệt thự

Chuyên thi công biệt thự, thiết kế miễn phí, xin giấy phép xây dựng miễn phí. Dịch vụ uy tín với giá cả hợp lý và chất...

Giám sát thi công công trình hạ tầng kỹ thuật

Tất cả các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật đều phải có tư vấn giám sát để thay mặt chủ đầu tư giám sát trực...

Quy trình khảo sát đường cũ

Khảo sát đường cũ để nhằm mục đích phục vụ cho việc thiết kế nâng cấp, sữa chữa, mở rộng đường hiện hữu nhằm...

Dự án giám sát thi công Sửa chữa Trụ sở làm việc Đội CSGT Nam Sài Gòn

Địa điểm: 1366 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Mỹ, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh

Giám sát thi công ép cọc BTCT dự ứng lực

Giám sát công tác ép cọc là công việc giám sát lực ép, chiều dài cọc, mối nối đảm bảo theo yêu cầu của thiết kế...

Trình tự thi công công trình giao thông

Đối với một công trình giao thông thì việc thi công bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu luôn là câu hỏi cần trả lời...

Quy trình khảo sát thủy văn

Mục đích khảo sát thủy văn: đảm bảo kịp thời, đúng, đủ thỏa mãn yêu cầu trong công tác sử dụng số liệu thiết...

Dự án Giám sát thi công Sửa chữa Kho tạm giữ phương tiện VPHC An Sương

Địa điểm: Khu đất chân cầu vượt An Sương, P. Tân Thới Nhất, Q.12, TP. Hồ Chí Minh

Trình tự thi công cầu

Một công trình cầu thì được thi công như thế nào? Việc thi công dưới nước ra sao, có khó khăn gì là những vấn đề cần...

Giám sát công tác quan trắc lún nền đường

Nội dung của giám sát quan trắc lún là thực hiện giám sát quan trắc lún bề mặt, chuyển vị ngang, áp lực nước lỗ rỗng,...

Thiết kế hạ tầng kỹ thuật

Các bước gồm Thiết kế quy hoạch 1/2000, thiết kế quy hoạch 1/500, lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công hạ tầng kỹ...

Giám sát công tác thảm bê tông nhựa nóng

Thảm nhựa là công tác thi công lớp mặt đường bằng bê tông nhựa nóng theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu TCVN 8819-201...

Trình tự thi công công trình hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, khu đô thị thì được thi công như thế nào, các bước thi công nó ra làm sao? Bài viết dưới...

Thiết kế thủy lợi

Công trình thủy lợi bao gồm: Đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn - chuyển nước, kè, bờ bao.

Dự án Giám sát thi công Sửa chữa trụ sở Phòng

Địa điểm: 341 Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, TP.HCM

Mẫu nhà phố đẹp

Nếu khách hàng yêu cái đẹp, sự sang trọng, an toàn, tiết kiệm thì việc thiết kế một mẫu nhà phố đẹp đáp ứng các...

Trình tự thi công công trình thủy lợi

Công trình thủy lợi thì được thi công như thế nào, các bước thi công nó ra làm sao? Bài viết dưới đây mô tả các nội...

Dự án thẩm định thiết kế kỹ thuật Khu nhà ở Gò Sao

Thẩm định thiết kế kỹ thuật hạng mục Hạ tầng kỹ thuật dự án: Khu nhà ở Gò Sao

Thiết kế phối cảnh cây xăng

Mục đích của việc thiết kế phối cảnh là để hình dung tổng quát hình dáng, cấu trúc để ra quyết định đầu tư xây...

Giám sát sản xuất cọc bê tông ly tâm

Cọc bê tông ly tâm là dạng cọc tròn rỗng dùng cáp dự ứng lực 7,1 ly quay ly tâm, bảo dưỡng bê tông bằng công nghệ cao...

Dự án thiết kế Sửa chữa nền nhà xưởng tại cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT)

Cải tạo lại nền nhà xưởng hiện hữu gạch con sâu thay bằng nền BTCT dày 25cm

Các loại cây xanh vỉa hè

Trồng cây xanh tạo bóng mát trong đô thị là việc làm hết sức cần thiết để tạo bóng mát, cung cấp oxy và góp phần giảm...

Dự án thiết kế Sửa chữa các line B05-B08 cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT)

Nâng cấp các line đặt container, đường cẩu chạy, đường chạy H30 xe container

Tần suất lấy mẫu thí nghiệm vật liệu

Tại sao phải lấy mẫu thí nghiệm theo tần suất? Mục đích công việc này là để kiểm soát vật tư đầu vào trong quá trình...

Các loại cây tạo cảnh

Trồng cây tạo cảnh trong đô thị là việc làm hết sức cần thiết cung cấp oxy và góp phần giảm biến đổi khí hậu

Dự án thiết kế Nâng cấp mặt đường giao thông số 3 & 4 cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT)

Nâng cấp mặt đường giao thông số 3 & 4 cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT) tại địa điểm: Phường Tân Phước, thị...

Các loại cây phối màu

Trồng trên dải phân cách đường, công viên, vỉa hè

Dự án thiết kế sửa chữa đường giao thông D6-D8 tại cảng Tân Cảng Cát Lái

Sửa chữa mặt đường hư hỏng, nâng cấp hệ thống thoát nước đường D6 & D8 tại cảng Tân Cảng Cát Lái

Các loại cây cỏ hoa

Trồng trên dải phân cách đường, vỉa hè, công viên cây xanh

Dự án thiết kế Nâng cấp mặt đường Phan Đăng Lưu

Thiết kế sửa chữa, nâng cấp mặt đường hiện hữu Phan Đăng Lưu (đoạn từ ranh khu 25ha đến cổng phía tây giáp nghĩa...

Các loại khe co giãn

Khe co giãn là khoảng hở giữa 2 khối bê tông (khe nhiệt) để hạn chế ảnh hưởng giãn nở bê tông do nhiệt độ gây ra gây...

Dự án giám sát hạ tầng kỹ thuật khu dân cư

Giám sát hạ tầng khu nhà ở đường Lương Định Của, Quận 2, TP.HCM

Mẫu thiết kế định hình Sở GTVT

Bó vỉa, vỉa hè, cây dây leo theo thiết kế định hình của Sở GTVT kèm theo Quyết định 1762/QĐ-SGTVT ngày 18/06/2009 của Sở...

Dự án thẩm tra thiết kế - dự toán đường tỉnh ĐT.741

Trạm thu phí Thuận Phú và trạm thu phí Bù Nho

Dự án thiết kế cầu khu dân cư Vĩnh Phú

Thiết kế cầu khu dân cư Vĩnh Phú, TX Thuận An, tỉnh Bình Dương

Danh sách dự án thực hiện

Các dự án đã thực hiện của công ty TNHH Tư vấn Khảo sát Thiết kế An Phát

Dự án thi công nhà phố

Công trình nhà phố đã được công ty An Phát thi công tại địa chỉ số 9, Đường số 2, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, Thành...

Dự án thiết kế nâng cấp đường giao thông giữa Block A, B & đường tiếp giáp cảng quốc tế TICT - TCCT (Cái Mép, BR-VT)

Thảm mới bê tông nhựa nóng BTNC 12,5 dày 7cm và bù vênh BTNC 19 tại cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép

Dự án thiết kế mới tường rào tại khu dịch vụ Tân Cảng Long Bình

Thiết kế tường rào trên dọc ranh san lắp cao H=2,5m trên vùng địa chất tốt khu vực gần cảng ICD Long Bình, tp. Biên Hòa,...

Dự án khảo sát địa hình

Đo đạc cao độ, tọa độ, địa hình địa vật, mặt bằng từ các mốc cao độ quốc gia GPS, đường chuyền cấp 2 và các...

Dự án giám sát nhà xưởng

Dự án giám sát nhà xưởng tại lô D5, Cụm công nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TP.HCM của Công ty TNHH...

Dự án thiết kế nâng cấp mặt đường Phan Đăng Lưu

Thiết kế sửa chữa, nâng cấp mặt đường hiện hữu Phan Đăng Lưu vào cảng ICD Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng...

Dự án thiết kế hạ tầng kỹ thuật khu dân cư

Thiết kế hạ tầng kỹ thuật (san nền, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, chiếu sáng, giao thông, cầu, kè) khu dân...

Dự án thiết kế nhà phố

Thiết kế và giám sát nhà phố tại Khu định cư số 4 (Khu dân cư Phong Phú), Huyện Bình Chánh, TP.HCM

Dự án tư vấn giám sát thi công công trình: Nâng cấp line H06 tại Terminal C cảng Tân Cảng Cát Lái

Nâng cấp các đường chạy cẩu, đường H30, dầm kê container line H06 Terminal C cảng Tân Cảng Cát Lái

Hotline tư vấn miễn phí: 0888378181
Zalo