KHẢO SÁT THỦY VĂN

KHẢO SÁT THỦY VĂN

Trang chủ » Xây dựng » Quy trình khảo sát thủy văn

Khảo sát thủy văn theo tiêu chuẩn 22 TCN 263-2000 có hiệu lực 15/06/2000 bao gồm: khảo sát phục vụ cho việc chuẩn bị đầu tư thực hiện đầu tư.

- Khảo sát giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhằm phục vụ cho 2 bước: Lập báo cáo nguyên cứu tiền khả thi (hay còn gọi là lập báo cáo đầu tư) và báo cáo nguyên cứu khả thi (hay còn gọi là lập dự án đầu tư).

-  Khảo sát giai đoạn thực hiện đầu tư nhằm phục vụ cho 1 trong 2 bước tùy yêu cầu chủ đầu tư: Lập thiết kế kỹ thuật và lập thiết kế bản vẽ thi công.

A. KHẢO SÁT GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ:

* Giai đoạn khảo sát lập báo cáo nguyên cứu tiền khả thi:

YÊU CẦU KHẢO SÁT THUỶ VĂN ĐỐI VỚI TUYẾN ĐƯỜNG

-Thu thập các tài liệu sẵn có và điều tra bổ sung (nếu chưa sẵn có) về địa hình, địa chất, khí tượng, thuỷ văn, tình hình ngập lụt, chế độ dòng chẩy của sông suối trong vùng thiết kế đường, đặc biệt là các số liệu về mực nước cao nhất ở các vùng bị ngập của các trạm khí tượng, thuỷ văn, các cơ quan tư vấn khảo sát, thiết kế, quản lý đường và thuỷ lợi.  

- Làm việc với các địa phương và các cơ quan hữu quan về các công trình đê đập thuỷ lợi, thuỷ điện hiện đang sử dụng và theo qui hoạch tương lai; sự ảnh hưởng của các công trình này tới chế độ thuỷ văn dọc tuyến và công trình thoát nước trên đường; các yêu cầu của thuỷ lợi đối với việc xây dựng cầu và đường.  

- Trên bản đồ sẵn có, vạch đường ranh giới các lưu vực tụ nước, các vùng bị ngập.

- Tổ chức thị sát tại thực địa, đánh giá, đối chiếu các số liệu thu thập được qua  tài liệu lưu trữ, các tài liệu do địa phương và cơ quan hữu quan cung cấp.

- Hồ sơ khảo sát thuỷ văn dọc tuyến:
     + Thuyết minh các điều kiện về địa hình, địa chất, cây cỏ, khí tượng, thuỷ văn, vùng bị ngập, chế độ sông ngòi của vùng thiết kế, sự ảnh hưởng của các công trình thuỷ lợi hiện có và dự kiến trong qui hoạch tương lai tới cao độ nền đường và chế độ làm việc của công trình thoát nước trên đường. Cung cấp các số liệu khống chế về thuỷ văn như mực nước cao nhất, mực nước đọng thường xuyên, thời gian ngập v.v..
     + Các văn bản làm việc với địa phương và các cơ quan hữu quan, các tài liệu, số liệu thu thập được.
     + Các số liệu, tài liệu thu thập bổ sung tại thực địa.
     + Bản đồ vẽ đường ranh giới các lưu vực tụ nước và các vùng bị ngập.

YÊU CẦU KHẢO SÁT THUỶ VĂN ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC NHỎ

- Trên bản đồ có vẽ các phương án tuyến (tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000,  1:100.000 hoặc tỷ lệ khác), đánh dấu các vị trí các công trình thoát nước, tiến hành khoanh lưu vực tụ nước cho mỗi công trình.

- Xác định trên bản đồ chiều dài suối chính, độ dốc suối chính, chiều dài suối phụ (suối nhánh).
Chiều dài suối chính được tính từ nơi bắt đầu hình thành rõ ràng dòng suối chính tới công trình; chiều dài suối nhánh được tính từ nơi hình thành suối nhánh đến nơi suối nhánh gặp suối chính. Chỉ cần đo các suối nhánh có chiều dài lớn hơn 0,75 chiều rộng trung bình của sườn dốc lưu vực. Đối với lưu vực một mái, chiều dài suối chính là khoảng cách từ đường phân thuỷ xa nhất của lưu vực đến vị trí công trình. Độ dốc suối chính là độ dốc trung bình tính từ nơi suối chính hình thành rõ ràng tới công trình thoát nước.

-Trong bước Nghiên cứu Tiền khả thi, để có các số liệu về đặc trưng địa mạo, địa chất của lưu vực và lòng suối, không yêu cầu phải đo đạc, đào lấy mẫu tại thực địa mà có thể dựa vào các tài liệu sẵn có của các cơ quan hữu quan địa phương, bản đồ thổ nhưỡng, kết quả thị sát tại hiện trường, hỏi địa phương.

Hồ sơ khảo sát thuỷ văn công trình thoát nước nhỏ

- Thuyết minh tình hình điều tra địa hình, địa chất, địa mạo, thuỷ văn lưu vực và lòng suối tại các vị trí công trình thoát nước nhỏ. Cung cấp các số liệu, các tham số phục vụ tính toán lưu lượng theo các hướng dẫn trong điều 8.12, 8.13 của bước  Nghiên cưu khả thi.

- Các văn bản làm việc với địa phương và các cơ quan hữu quan; các tài liệu, số liệu thu thập bổ sung qua thị sát tại thực địa.

- Bản đồ khoanh lưu vực tụ nước về các công trình thoát nước dọc tuyến.    

- Các bản tổng hợp điều tra mực nước dọc tuyến và mực nước tại các công trình thoát nước (Phụ lục 3.2), đặc trưng địa mạo lòng suối (Phụ lục 3.3), đặc trưng địa hình lưu vực (Phụ lục 3. 4).

* Giai đoạn khảo sát lập báo cáo nguyên cứu khả thi:

YÊU CẦU KHẢO SÁT THUỶ VĂN DỌC TUYẾN ĐƯỜNG 

- Nghiên cứu các hồ sơ thuỷ văn, địa hình, địa chất dọc tuyến đã thu thập được, đánh giá mức độ chính xác và mức độ tỷ mỷ các số liệu, tài liệu đó so với yêu cầu khảo sát trong bước NCKT để lập kế hoạch khảo sát bổ sung hoàn chỉnh các tài liệu thuỷ văn cần thiết.

- Làm việc với địa phương và các cơ quan hữu quan để kiểm tra, chuẩn hoá lại các số liệu, tài liệu đã thu thập được và bổ sung các số liệu còn thiếu theo nhiệm vụ và nội dung được đặt ra trong bước NCKT.

- Đối với mỗi phương án tuyến, chia chiều dài tuyến thành những đoạn đặc trưng về chế độ thuỷ văn, địa chất có liên quan tới việc quy định cao độ khống chế, chiều cao đắp nền đường tối thiểu và cấu tạo mặt cắt ngang. Đối với các đoạn tuyến có vấn đề thuỷ văn như đoạn tuyến đi ven sông, ven hồ, ven biển, đoạn tuyến bị ảnh hưởng của các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, đoạn tuyến qua vùng đồng trũng cần tổ chức các đợt thị sát tại thực địa có mời các cơ quan liên quan, các cán bộ địa phương cùng đi để tham gia ý kiến vào các phương án tuyến và nội dung đề cương thu thập các số liệu thuỷ văn.

- Nội dung điều tra thuỷ văn ở các đoạn tuyến có yêu cầu khống chế cao độ nền đường để đảm bảo nền đường không bị ngập và chế độ thuỷ nhiệt ổn định là:
     + Điều tra mực nước cao nhất, năm xuất hiện, số ngày xuất hiện và nguyên nhân (do lũ lớn, do chế độ vận hành của đập hay là do thuỷ triều v.v..).
     + Điều tra mực nước bình thường và số ngày xuất hiện nước đọng thường xuyên.

- Công tác tổ chức điều tra mực nước quy định như sau:
     + Số điểm cần tổ chức điều tra: nếu chiều dài đoạn tuyến cần điều tra nhỏ hơn 1 km thì  bố trí 2 cụm điều tra mực nước; nếu chiều dài đoạn tuyến cần điều tra lớn hơn 1 km thì cứ cách khoảng 1km có một cụm điều tra mực nước.
     + Mực nước phải được điều tra qua nhiều nguồn và nhiều người khác nhau để so sánh kết quả.
     + Biên bản điều tra mực nước phải lập theo mẫu quy định và có chữ ký của người đi điều tra, người cung cấp số liệu và xác nhận của cơ quan địa phương.
     + Cao độ mực nước điều tra phải được đo bằng máy kinh vĩ hay máy thuỷ bình và thống nhất cùng một mốc cao đạc sử dụng cho tuyến đường thiết kế.

- Trên bản đồ thiết kế các phương án tuyến vẽ đường ranh giới các lưu vực tụ nước, ranh giới các vùng bị ngập, vùng có chế độ thuỷ văn đặc biệt, ký hiệu diện tích lưu vực.

-  Hồ sơ khảo sát thuỷ văn dọc tuyến :
     + Đối với mỗi phương án tuyến, lập báo cáo thuyết minh về điều kiện địa hình, địa chất, cây cỏ, khí tượng thuỷ văn, chế độ sông ngòi, sự ảnh hưởng của các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện hiện tại và dự kiến trong quy hoạch tương lai tới cao độ khống chế nền đường và sự làm việc của các công trình thoát nước. Cung cấp các số liệu khống chế về thuỷ văn đối với cao độ thiết kế nền đường như mực nước cao nhất, mực nước đọng thường xuyên, thời gian ngập...
     + Bản đồ các phương án tuyến có vẽ đường ranh giới lưu vực tụ nước, ranh giới các vùng bị ngập và có đánh dấu các cụm nước điều tra mực nước.
     + Trên trắc dọc tuyến, vẽ đường mực nước điều tra và đánh dấu vị trí các cụm nước điều tra.
     + Các tài liệu, số liệu thu thập qua sách vở, các tài liệu lưu trữ, các tài liệu do cơ quan địa phương và cơ quan hữu quan cung cấp; các văn bản làm việc với cơ quan hữu quan.
     + Các biên bản điều tra mực nước qua nhân dân (xem mẫu phụ lục 3.1).
     + Các sổ đo đạc.

ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC NHỎ

- Theo các phương án tuyến đã được lựa chọn, kiểm tra lại và bổ sung những vị trí sẽ bố trí các công trình thoát nước cống, cầu nhỏ. Trên bản vẽ bình đồ và trắc dọc tuyến, đánh dấu các vị trí công trình thoát nước và dựa vào bản đồ địa hình khoanh khư vực tụ nước cho mỗi công trình một các chính xác và ký hiệu các lưu vực.

- Xác định trên bản đồ (có vẽ các phương án tuyến và vị trí công trình thoát nước) các đặc trưng thuỷ văn và địa hình của suối chính, suối nhánh, sườn dốc lưu vực theo phương pháp và những quy định như đã giới thiệu trong các điều 3.7 đến 3.9 của bước nghiên cứu tiền khả thi: chiều dài suối chính, chiều dài suối nhánh, độ dốc suối chính, độ dốc trung bình sườn dốc lưu vực, độ dốc lòng suối tại vị trí công trình thoát nước, diện tích đầm ao hồ.

- Tiến hành đối chiếu kết quả khoanh khu tụ nước, kết quả xác định các đặc trưng của lưu vực, của suối xác định trên bản đồ với tình hình thực tế ngoài thực địa để sửa chữa những sai sót và bổ sung những phần thiếu không có trên bản đồ. Trong trường hợp cần thiết sẽ tiến hành điều tra, đo đạc bổ sung tại thực địa.

- Đối với mỗi lưu vực tính toán lưu lượng thiết kế công trình thoát nước nhỏ cần tiến hành khảo sát thực điạ các đặc trưng địa mạo của lòng suối và bề mặt sườn dốc.

- Đối với suối chính: Đặc trưng địa mạo của suối chính được khảo sát từ nơi suối hình thành rõ ràng cho tới vị trí công trình thoát nước và đánh giá đặc trưng trung bình của suối và đối chiếu với bảng 3.5.3, phụ lục 3.5 để xác định hệ số nhám (hệ số cản) lòng suối. Theo các quy định của Tiêu chuẩn tính toán lưu lượng dòng chảy lũ hiện tại (22TCN 220-95), hệ số nhám lòng suối được xác định căn cứ vào đặc trưng của lòng suối và dòng chảy. Khi khảo sát, điều tra các đặc trưng của sông, suối cần thuyết minh các đặc trưng sau đây và lập bảng tổng hợp (mẫu phụ lục 3.3).
     + Chiều rộng sông, suối về mùa lũ và mùa cạn tại vị trí công trình thoát nước (đo trên bình đồ, trắc dọc đường hoặc đo tại thực địa).
     + Sông,suối đồng bằng hay vùng núi.
     + Sông, suối có bãi hay sông, suối không có bãi, lòng sông, suối sạch hay có nhiều cỏ mọc hay có nhiều đá cản dòng chảy.
     + Đường kính hạt kết cấu lòng  và bãi sông, suối (nếu có).
     + Về mùa lũ nước trong hay có cuốn theo bùn cát, cuội sỏi, mức độ bùn cát trôi nhiều hay ít.
     + Chế độ chảy tương đối thuận lợi, êm hay không êm.
     + Sông, suối có nước chảy thường xuyên hay có tính chu kỳ chỉ có nước chảy về mùa lũ.
Đối với suối nhánh nói chung không có yêu cầu khảo sát các đặc trưng địa mạo của lòng suối. 

- Đối với sườn dốc lưu vực: Đặc trưng địa mạo của sườn dốc được khảo sát trên toàn bộ bề mặt sườn dốc để xác định hệ số nhám (hệ số cản) dòng chảy theo bảng 3.5.1 và 3.5.2 của phụ lục 3.5. Khi khảo sát, điều tra cần thuyết minh các đặc trưng sau đây :
     + Tình hình cây, cỏ phủ bề mặt lưu vực: thưa, trung bình  hay rậm rạp; loại cây cỏ phủ bề mặt lưu vực;
     + Cấu tạo và đặc điểm bề mặt lưu vực: mặt đất bị cầy xới hay không bị cầy xới; bằng phẳng hay có nhiều gò đống lồi lõm; mặt đất được san phẳng, lèn chặt hay được xử lý bằng các loại bêtông xi măng, bêtông nhựa, lát đá hay mặt đất ở trạng thái tự nhiên.
     + Tỷ lệ diện tích nhà cửa chiếm trên lưu vực.
     + Diện tích hồ ao, đầm lầy trong lưu vực và xác định sự phân bố của chung  (nửa phần trên, nửa phần dưới hay ở phần giữa lưu vực).
Diện tích hồ ao đầm lầy, nhà cửa chiếm lưu vực có thể xác định trên bản đồ hoặc bằng thị sát, ước tính không yêu cầu đo đạc chính xác tại thực địa.
     + Cấu tạo đất phủ lưu vực: Trên bề mặt lưu vực chọn từ 3 đến 4 vị trí điển hình và mỗi vị trí lấy mẫu đất ở độ sâu 0,2 -:- 0,3m dưới lớp cỏ để xác định cấp đất theo cách phân loại dưới đây hoặc theo bảng 3.5.1 của phụ lục 3.5 để có kết quả về cường độ thấm của đất.

- Điều tra mực nước :
     + Mực nước lũ cao nhất, nhì, ba, và các năm xuất hiện các mực nước lũ điều tra.
     + Mực nước lũ trung bình.
     + Mực nước về mùa cạn.
     + Điều tra chế độ lũ (thời gian lũ về, lũ rút, vật trôi, tốc độ nước chảy, diễn biến xói bồi lòng suối, bờ suối ở khu vực công trình; quan hệ giữa mực nước và lưu lượng của trạm thuỷ văn (nếu có). Khi điều tra mực nước phải tuân theo các quy định đã chỉ dẫn ở điều 8.5 - áp dụng đối với tuyến đường và các chỉ dẫn ở phụ lục 3.2.

- Đo vẽ mặt cắt ngang của suối tại công trình thoát nước và mặt cắt ngang đường tại vị trí cống:
Mặt cắt của suối tại công trình thoát nước được vẽ dựa vào tài liệu cao đạc tim đường tại công trình nếu có đủ các số liệu đo tại các cọc địa hình mặt cắt ngang lòng suối. Trường hợp ngược lại phải tiến hành đo đạc tại thực địa. Mặt cắt ngang của suối tại công trình thoát nước được vẽ theo tỷ lệ 1/100  1/200 có  ghi cao độ mực nước điều tra.

- Khảo sát thuỷ văn ơ những công trình có chế độ thuỷ văn đặc biệt:
      + Đối với các công trình thoát nước có chế độ thuỷ văn đặc biệt cũng cần phải khảo sát điều tra như hướng dẫn ở điều 8.13 và 8.14. Ngoài ra cần bổ sung thêm chế độ thuỷ văn đặc biệt.
     + Đối với sông chịu ảnh hưởng nước dềnh từ sông khác hay ảnh hưởng của thuỷ triều.
Xác định mực nước ứ dềnh cao nhất, tốc độ nước sông dâng cao và tốc độ mực nước rút trong một giờ hay một ngày khi nước lên và khi nước xuống.
Phạm vi ảnh hưởng của nước dềnh từ phía hạ lưu công trình, đo khoảng cách từ vị trí công trình đến cuối phạm vi ứ dềnh xa nhất trên bản đồ.
     + Đối với công trình thoát nước nằm ở thượng lưu hay hạ lưu các đập nước:
              * Xác định khoảng cách từ vị trí đập đến vị trí công trình.
              * Thu thập các số liệu, tài liệu ở các cơ quan thiết kế và quản lý khai thác đập về cấu tạo, cao độ đỉnh đập, mực nước và tần suất thiết kế, chế độ vận hành.
              * Tình hình xói, bồi lòng sông trước và sau khi xây dựng đập và khả năng ảnh hưởng của chúng tới công trình cầu, cống trên đường.
              * Đối với các công trình thoát nước cắt qua kênh, mương thuỷ lợi.
              * Liên hệ với các cơ quan thiết kế và quản lý kênh mương để thu thập các tài liệu sau: mặt cắt ngang kênh mương, mực nước, lưu lượng thiết kế, mực nước cao nhất, mực nước bình thường, tốc độ nước chảy, bình đồ tuyến mương vùng vị trí công trình thoát nước nếu đường cắt qua mương.
Nếu các cơ quan hữu quan không có đầy đủ các tài liệu nói trên thì phải khảo sát đo đạc tại thực địa.

- Đo đạc địa hình và đo vẽ bình đồ khu vực công trình thoát nước chỉ tiến hành đối với các công trình đặc biệt và khi có yêu cầu của cơ quan thiết kế (xem điều 13.10- phần thiết kế kỹ thuật).

- Hồ sơ khảo sát thuỷ văn công trình thoát nước nhỏ:
     + Đối với mỗi phương án tuyến lập báo cáo thuyết minh về tình hình khảo sát, đo đạc, điều tra thuỷ văn và địa hình công trình thoát nước. Cung cấp đầy đủ các số liệu để phục vụ tính toán lưu lượng, khẩu độ công trình thoát nước.
      + Các văn bản làm việc đối với địa phương và cơ quan hữu quan; các tài liệu, số liệu thu thập về chế độ thuỷ văn sông thiết kế, về các công trình đê, đập, kênh mương của thuỷ lợi, các công trình thoát nước hiện sử dụng gần tuyến đường thiết kế.
      + Các số liệu, tài liệu đo đạc, khảo sát bổ sung tại thực địa tại các vị trí công trình thoát nước.
      + Bản đồ khoanh lưu vực tụ nước về các công trình thoát nước có chỉ rõ vị trí công trình, sự phân bố hồ ao đầm lầy, phạm vi ảnh hưởng nước dềnh do thuỷ triều, do sông khác hay do đập nước (nếu có); các lưu vực phải được ký hiệu theo thứ tự 1,2...
      + Biên bản điều tra mực nước (xem mẫu phụ lục 3.2).
      + Các bản tổng hợp điều tra mực nước dọc tuyến và mực nước tại công trình thoát nước (phụ lục 3.2), đặc trưng địa mạo, địa hình lòng suối (phụ lục 3.3), đặc trưng địa mạo, địa hình lưu vực (phụ lục 3.4).

       
 

B. KHẢO SÁT GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ:

* Giai đoạn khảo sát lập thiết kế kỹ thuật:

ĐỐI VỚI TUYẾN ĐƯỜNG

- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế của phương án tuyến đã lựa chọn ở bước nghiên cứu khả thi (trắc dọc, bình đồ công trình thoát nước v.v..), các tài liệu khảo sát, thu thập được; đánh giá mức độ tỷ mỉ, chính xác của các tài liệu trên và đối chiếu với các yêu cầu về khảo sát, đo đạc trong bước thiết kế kỹ thuật để lập kế hoạch khảo sát bổ sung, hoàn chỉnh các tài liệu, số liệu thuỷ văn cần thiết.

- Dựa vào kế hoạch khảo sát thuỷ văn được lập trong bước thiết kế kỹ thuật, làm việc với các cơ quan địa phương và cơ quan hữu quan để kiểm tra và chuẩn hoá lại các số liệu, tài liệu đã thu thập được trong bước nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi và thu thập các tài liệu, số liệu còn thiếu theo nội dung kế hoạch khảo sát trong bước thiết kế kỹ thuật.

- Nội dung chủ yếu của công tác khảo sát thuỷ văn trong bước thiết kế kỹ thuật là đo đạc, thu thập các số liệu, tài liệu về thuỷ văn có liên quan tới việc quy định các cao độ khống chế của đường đỏ trên trắc dọc, độ dốc mái ta luy đường, biện pháp gia cố chống xói và chống trượt ta luy đường của phương án tuyến đã được chọn trong bước nghiên cứu khả thi như mực nước cao nhất, mực nước đọng thường xuyên, thời gian đọng thường xuyên vv...
Để tiện lợi cho việc khảo sát điều tra, trên bình đồ và cắt dọc tuyến đã thiết kế trong bước nghiên cứu khả thi, chia thành những đoạn đặc trưng về chế độ thuỷ văn và quy định nội dung yêu cầu khảo sát, đo đạc cho mỗi đoạn.

- Nội dung công tác điều tra thuỷ văn tuyến trong bước TKKT, phương pháp tiến hành điều tra, yêu cầu đối với hồ sơ khảo sát vv... được thực hiện theo như các chỉ dẫn tại các điều 8.4; 8.5; 8.6 của phần khảo sát thuỷ văn đối với tuyến trong bước nghiên cứu khả thi.

ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC NHỎ 

- Theo phương án tuyến đã được chọn trong bước nghiên cứu khả thi, dựa theo bình đồ, trắc dọc đường có bố trí các công trình thoát nước đã được thiết kế ở bước nghiên cứu khả thi, tiến hành đối chiếu việc bố trí các công trình thoát nước dọc tuyến (vị trí, khẩu độ thoát nước), bổ sung các công trình thoát nước ở những chỗ trũng trên trăc dọc. Công việc này phải được tiến hành hết sức tỷ mỉ vì trong bước nghiên cứu khả thi bình đồ và trắc dọc tuyến được vẽ với tỷ lệ nhỏ nên không thể hiện hết những địa hình trũng cục bộ.
Tốt nhất việc khảo sát thuỷ văn các công trình thoát nước nhỏ được tổ chức thực hiện sau khi đã khảo sát đo đạc bình đồ và trắc dọc đường theo yêu cầu của TKKT và vị trí các công trình thoát nước trên trắc dọc đã được xác định. Dựa theo bình đồ và trắc dọc thiết kế kỹ thuật đối chiếu ngoài thực địa vị trí các công trình thoát nước và bổ sung các công trình còn thiếu.

- Dựa trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000 hoặc tỷ lệ khác (tuỳ theo phạm vị của đường giới hạn lưu vưc) đã có vị trí tuyến và vị trí công trình thoát nước xác định các đường phân thuỷ và khoanh diện tích lưu vực tụ thuỷ đối với mỗi công trình thoát nước, xác định chiều dài suối chính, suối nhánh, độ dốc lòng suối chính, độ dốc suối tại công trình, độ dóc trung bình của sườn dốc lưu vực, diện tích đầm hồ ao và ký hiệu tên các lưu vực trên bản vẽ ranh giới lưu vực.

- Đối chiếu các kết quả xác định các đặc trưng của lưu vực trên bản đồ với kết quả thị sát trên thực địa, tiến hành sửa những sai sót và bổ sung những phần thiếu. Trong trường hợp cần thiết tiến hành đo đạc bổ sung tại thực địa.

- Nội dung và phương pháp khảo sát, điều tra các đặc trưng địa mạo lòng suối, đặc trưng địa mạo lưu vực, cấu tạo đất, cây cỏ phủ lưu vực được tiến hành như hướng dẫn đã giới thiệu ở các điều 8.10; 8.11; 8.12; 8.13 của phần khảo sát thuỷ văn đối với công trình thoát nước nhỏ ở bước nghiên cứu khả thi.

- Đo đạc địa hình tại các công trình thoát nước nhỏ. Trong giai đoạn nghiên cứu khả thi, nói chung không có yêu cầu đo đạc địa hình riêng đối với công trình thoát nước mà khi thiết kế các công trình thoát nước đã sử dụng tài liệu đo vẽ địa hình phục cho việc thiết kế tuyến.
Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật và lập bản vẽ thi công, để phục vụ cho việc bố trí các công trình thoát nước phù hợp với điều kiện địa hình và tính toán thuỷ văn chính xác, tại mỗi công trình thoát nước phải đo vẽ bình đồ thoát nước khu vực công trình và mặt cắt ngang suối tại công trình. Sau đây là một số quy định về đo đạc địa hình.

- Đo vẽ bình đồ khu vực công trình thoát nước: Phạm vi đo vẽ: theo chiều dài suối phải đo ra ngoài phạm vi bố trí công trình thoát nước một chiều dài ít nhất là 75-150 m về mỗi phía thượng lưu và hạ lưu. Nếu tại công trình thoát nước ở phía thượng lưu và hạ lưu có thiết kế công trình dốc nước, bậc nước hoặc kênh dẫn nước thì phạm vi công trình sẽ bao gồm cả các công trình này. Theo chiều ngang suối nếu suối về mùa lũ nước không tràn bờ suối thì phạm vi đo phải nằm ngoài phạm vi chiều rộng suối về mùa lũ ít nhất là 5 đến 10 m; nếu suối về mùa lũ, nước tràn qua bờ suối thì phạm vi đo cách bờ suối chính ít nhất 50 m, phần còn lại tham khảo tài liệu đo địa hình mặt cắt dọc và bình đồ tuyến đường.
Tỷ lệ vẽ bình đồ: 1/200-1/500.

- Đo vẽ mặt cắt ngang suối tại công trình thoát nước: Phạm vi đo vẽ: nếu suối về mùa lũ không tràn qua bờ thì phải đo cao hơn mực nước lũ cao nhất từ 1 đến 2m; nếu về mùa lũ, nước tràn qua bờ suối thì đo rộng ra hai bờ suối chính mỗi bên 50 m, phần còn lại sẽ dựa vào trắc dọc đường để xác định phạm vị nước ngập. Đối với suối tương đối lớn cần kiểm tra lưu lượng theo mực nước điều tra thì cần đo vẽ thêm mặt cắt lưu lượng nếu mặt cắt ngang suối tại vị trí công trình thoát nước không thoả mãn các yêu cầu tính lưu lượng theo phương pháp hình thái (xem hướng dẫn của phụ lục 3.2; 3.6).
Trên bản vẽ mặt cắt ngang suối tại công trình phải thể hiện đầy đủ các cọc chi tiết và cọc lý trình thống nhất với bản vẽ trắc dọc tuyến, các cao độ mực nước điều tra, địa chất cấu tạo lòng suối, tình hình cây cỏ trên bãi (nếu có) và bờ suối.

- Đo vẽ mặt cắt dọc suối tại công trình :
      + Phạm vi đo vẽ: bằng chiều dài đo vẽ bình đồ khu vực công trình. Mặt cắt dọc suối được đo dọc theo lạch sâu nhất của suối và tất cả các điểm đổi dốc phải tiến hành đo cao độ. Song song với việc đo mặt cắt dọc suối tiến hành đo cao độ đường mực nước nếu khi đo khảo sát suối có nước chảy.
      + Tỷ lệ bản vẽ mặt cắt dọc suối: chiều cao 1/50-1/100; chiều dài 1/500-1/1000.
      + Trên bản vẽ mặt cắt dọc suối phải thể hiện vị trí tim công trình thoát nước, đường mặt và hướng nước chảy.

- Điều tra mực nước: Nội dung điều tra mực nước lũ và chế độ lũ ở các công trình thoát nước trong giai đoạn TKKT giống như quy định đối với điều tra mực nước được thực hiện ở điều 8.14 giới thiệu trong phần khảo sát thuỷ văn đối với công trình thoát nước của bước nghiên cứu khả thi và phụ lục 3.2.

- Khảo sát thuỷ văn ở những công trình thoát nước có chế độ thuỷ văn đặc biệt: Đối với công trình thoát nước có chế độ thuỷ văn đặc biệt như sông bị ảnh hưởng nước dềnh từ sông khác, sông bị ảnh hưởng thuỷ triều, sông vùng thượng lưu đập, sông vùng hạ lưu đập, kênh mương đào của thuỷ lợi nội dung công tác khảo sát điều tra thuỷ văn cũng bao gồm những nội dung khảo sát đối với sông bình thường. Ngoài ra cần bổ sung những nội dung quy định trong điều 6.16 của phần khảo sát thuỷ văn đối với công trình thoát nước nhỏ bước nghiên cứu khả thi.

- Hồ sơ khảo sát thuỷ văn công trình thoát nước nhỏ:
      + Thuyết minh tình hình khí tượng thuỷ văn, tình hình khảo sát, đo đạc, và tình hình điều tra thuỷ văn tại vị trí công trình thoát nước. Cung cấp đầy đủ các số liệu cần thiết cho việc tính toán lưu lượng và xác định khẩu độ công trình thoát nước, các mực nước điều tra tại các sông suối, chế độ thuỷ văn vv...
      + Bản vẽ bình đồ tụ nước của lưu vực tính toán các công trình thoát nước dọc tuyến có ký hiệu tên lưu vực đối với mỗi công trình.
      + Bản tổng hợp các số liệu khảo sát, điều tra các đặc trưng tính toán thuỷ văn công trình thoát nước theo mẫu quy định (xem phụ lục 3.2, 3.3 và 3.4).
      + Các bản bình đồ vị trí công trình thoát nước, mặt cắt ngang suối tại công trình thoát nước, mặt cắt dọc suối tại công trình thoát nước. Trên các bản vẽ bình đồ và mặt cắt dọc vị trí công trình phải vẽ vị trí của tuyến đường và các mực nước đặc trưng điều tra trong khi khảo sát.
      + Các hồ sơ, bản vẽ có liên quan trực tiếp với tính toán và thiết kế công trình thoát nước trên đường như kênh mương, đập nước thuỷ lợi, quá trình diễn biến lòng sông (xói và bồi nếu có).
      + Các văn bản làm việc với địa phương và các cơ quan hữu quan; các tài liệu, số liệu thu thập được ở các cơ quan lưu trữ, cơ quan thiết kế, cơ quan quản lý công trình về các vấn đề liên quan tới chế độ thuỷ văn sông vùng thiết kế (chế độ mưa lũ, chế độ làm việc của đê, đập, kênh mương thuỷ lợi vv...
      + Các sổ đo đạc và phụ lục.

* Giai đoạn khảo sát lập thiết kế bản vẽ thi công:

- Khảo sát bổ sung các số liệu, tài liệu thuỷ văn, đo đạc địa hình còn thiếu hoặc chưa được thực hiện trong bước thiết kế kỹ thuật theo yêu cầu của giai đoạn thiết kế kỹ thuật.

- Nếu khi duyệt đồ án thiết kế kỹ thuật có yêu cầu nghiên cứu bổ sung các phương án tuyến và công trình thoát nước cục bộ trong bước lập bản vẽ thi công thì trong kế hoạch phải bổ sung đầy đủ các hạng mục công việc khảo sát, điều tra, đo đạc theo nội dung yêu cầu đối với thiết kế kỹ thuật như đã đề cập ở các phần trước.

- Nếu trong thời gian từ khi kết thúc khảo sát phục vụ thiết kế kỹ thuật đến khi triển khai công việc khảo sát lập bản vẽ thi công có xẩy xa ra những thay đổi về hiện tượng thuỷ văn, thay đổi địa hình lòng sông do ảnh hưởng của khí hậu hay các công trình đê, đập thuỷ lợi vừa được xây dựng thì phải bổ sung tài liệu khảo sát điều tra, đo đạc bổ sung những đặc trưng mới về thuỷ văn như điều tra các mực nước đặc trưng, quy luật diến biến lòng sông, hiện tượng xói bồi vv...

- Làm việc với địa phương và các cơ quan hữu quan thống nhất lần cuối cùng các số liệu đã được cung cấp và đã khảo sát bổ sung, các giải pháp kỹ thuật có liên quan tới vấn đề thuỷ văn của tuyến đường và công trình thoát nước trên đường.

- Hồ sơ khảo sát thuỷ văn:
     + Thuyết minh bổ sung tình hình khảo sát, đo đạc thuỷ văn;
     + Các bản đo vẽ bổ sung;
     + Các số liệu, tài liệu thu thập, đo đạc bổ sung;
     + Các văn bản làm việc với địa phươngvà các cơ quan hữu quan;
     + Các sổ đo đạc.
/.

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE: 0888 378 181
  • Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến
    Hỗ trợ trực tuyến
    0888378181
    Email congtyanphat2009@gmail.com

Cảm nhận khách hàng

ANH HOÀNG HÀ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN CN XD CẦU ĐƯỜNG PHÍA NAM
"Công ty An Phát thiết kế hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Tranimexco chất lượng tốt, giá hợp lý"
CHỊ THANH THỦY - CÔNG TY TNHH SX VÀ TM THIÊN PHƯỚC
"Cty An Phát giám sát thi công nhiệt tình, có trách nhiệm, chuyên môn cao, giá cả hợp lý "
CHỊ THANH TÂM -  CHỦ NHÀ ĐƯỜNG SỐ 2, P. AN LẠC, Q. BÌNH TÂN
"Tôi hài lòng khi Công ty An Phát thi công nhà cho tôi với chất lượng tốt và giá cả hợp lý".

Các bài đăng khác

Dự án tư vấn giám sát Nâng cấp đường giao thông giữa block G&H, giữa block H&I tại Terminal C cảng Tân Cảng Cát Lái

Nâng cấp đường giao thông giữa block G&H, giữa block H&I tại cảng Tân cảng Cát Lái

Dự án tư vấn giám sát thi công công trình: Nâng cấp line A13-A14 tại cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép

Sửa chữa móng mặt đường, thảm bê tông nhựa polymer mới line A13-A14 cảng TCIT

Dự án thiết kế Nâng cấp line A09-B09, A12-B12 tại cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT)

Sửa chữa mặt đường bị lão hóa, đọng nước và sơn kẻ lại vạch sơn đường

Dự án thiết kế Sửa chữa đường bãi cảng Tân Cảng Cái Cui

Sửa chữa kết cấu móng, bù cao độ lún và lát lại gạch tự chèn tận dụng 1 phần

KIỂM ĐỊNH NHÀ PHỐ

Kiểm định kết cấu móng, cột, dầm, sàn hiện trạng và thi công nâng tầng

Kiến trúc cầu đi bộ Thủ Thiêm

Cầu đi bộ Thủ Thiêm là cầu đi bộ nối liền Quận 1 và Quận 2 được thiết kế thẩm mỹ cao

Báo cáo khảo sát địa chất

Khoan khảo sát địa chất là công việc quan trọng nhất trước khi tính đến việc thiết kế móng công trình như thế nào cho...

Trình tự thi công nhà phố

Chuyên thi công nhà phố, thiết kế miễn phí, xin giấy phép xây dựng miễn phí. Dịch vụ uy tín với giá cả hợp lý và chất...

Giám sát thi công công trình nhà phố, biệt thự

Tại sao đa số chủ đầu tư hiện nay cần phải thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng là do nhà thầu thi công chưa tự đảm...

Thiết kế kiến trúc dân dụng và công nghiệp

Thiết kế dân dụng và công nghiệp là công việc thiết kế: kiến trúc, kết cấu, điện, nước, PCCC công trình nhà phố, biệt...

Quy trình khảo sát địa hình

Địa hình công trình tập hợp các công việc sau: thị sát, thu thập thông tin, thăm dò, đo vẽ,.... nhằm tìm ra phương án kỹ...

Dự án thiết kế Nâng cấp line A15, B15 tại cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT)

Sửa chữa móng mặt đường, thảm bê tông nhựa polymer mới line A15-B15 cảng TCIT

Dự án Giám sát thi công Sửa chữa Trụ sở làm việc Đội Tuần tra dẫn đoàn

Địa điểm: 16 Phạm Ngọc Thạch, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Mẫu nhà phố thép tiền chế

Nhà thép tiền chế là loại nhà với khung, cột, dầm làm bằng vật liệu thép và được lắp đặt theo bản vẽ thiết k...

Báo cáo khảo sát địa hình

Khảo sát địa hình là công việc quan trọng trước khi tính đến việc thiết kế cao độ nền công trình như thế nào cho hợp...

Trình tự thi công nhà xưởng

Trong các bước thi công nhà xưởng thì bước nào là quan trọng nhất: Nếu xét về an toàn thì việc lắp kèo thép là quan trọng...

Giám sát thi công công trình giao thông

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các công trình giao thông đều phải có tư vấn giám sát để thay mặt chủ...

Thiết kế giao thông

Thiết kế công trình cầu, đường bộ để tạo ra hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ cho công tác vận chuyển hành khách,...

Dự án thiết kế Sửa chữa các line A01-A04 tại cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT)

Sửa chữa dầm kê container và đường chạy xe H30 các line A01-A04 cảng TCIT

Thiết bị trắc đạc sử dụng trong đo đạc địa hình

Thiết bị trắc đạc phục vụ cho công tác đo vẽ địa hình, đo vẽ đường cũ, cầu cống cũ và các công trình địa vật...

Thiết kế miệng hầm ga thu nước mưa

Miệng hầm ga là bộ phận quan trọng trong hệ thống thoát nước mưa tránh ngập úng mặt đường khi mưa lớn

Trình tự thi công biệt thự

Chuyên thi công biệt thự, thiết kế miễn phí, xin giấy phép xây dựng miễn phí. Dịch vụ uy tín với giá cả hợp lý và chất...

Giám sát thi công công trình hạ tầng kỹ thuật

Tất cả các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật đều phải có tư vấn giám sát để thay mặt chủ đầu tư giám sát trực...

Quy trình khảo sát đường cũ

Khảo sát đường cũ để nhằm mục đích phục vụ cho việc thiết kế nâng cấp, sữa chữa, mở rộng đường hiện hữu nhằm...

Dự án giám sát thi công Sửa chữa Trụ sở làm việc Đội CSGT Nam Sài Gòn

Địa điểm: 1366 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Mỹ, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh

Giám sát thi công ép cọc BTCT dự ứng lực

Giám sát công tác ép cọc là công việc giám sát lực ép, chiều dài cọc, mối nối đảm bảo theo yêu cầu của thiết kế...

Trình tự thi công công trình giao thông

Đối với một công trình giao thông thì việc thi công bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu luôn là câu hỏi cần trả lời...

Dự án Giám sát thi công Sửa chữa Kho tạm giữ phương tiện VPHC An Sương

Địa điểm: Khu đất chân cầu vượt An Sương, P. Tân Thới Nhất, Q.12, TP. Hồ Chí Minh

Trình tự thi công cầu

Một công trình cầu thì được thi công như thế nào? Việc thi công dưới nước ra sao, có khó khăn gì là những vấn đề cần...

Giám sát công tác quan trắc lún nền đường

Nội dung của giám sát quan trắc lún là thực hiện giám sát quan trắc lún bề mặt, chuyển vị ngang, áp lực nước lỗ rỗng,...

Thiết kế hạ tầng kỹ thuật

Các bước gồm Thiết kế quy hoạch 1/2000, thiết kế quy hoạch 1/500, lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công hạ tầng kỹ...

Quy trình khảo sát địa chất

Khảo sát địa chất là công tác đánh giá điều kiện địa chất công trình nhằm xác định tính chất cơ lý, cấu trúc của...

Giám sát công tác thảm bê tông nhựa nóng

Thảm nhựa là công tác thi công lớp mặt đường bằng bê tông nhựa nóng theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu TCVN 8819-201...

Trình tự thi công công trình hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, khu đô thị thì được thi công như thế nào, các bước thi công nó ra làm sao? Bài viết dưới...

Thiết kế thủy lợi

Công trình thủy lợi bao gồm: Đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn - chuyển nước, kè, bờ bao.

Dự án Giám sát thi công Sửa chữa trụ sở Phòng

Địa điểm: 341 Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, TP.HCM

Mẫu nhà phố đẹp

Nếu khách hàng yêu cái đẹp, sự sang trọng, an toàn, tiết kiệm thì việc thiết kế một mẫu nhà phố đẹp đáp ứng các...

Trình tự thi công công trình thủy lợi

Công trình thủy lợi thì được thi công như thế nào, các bước thi công nó ra làm sao? Bài viết dưới đây mô tả các nội...

Dự án thẩm định thiết kế kỹ thuật Khu nhà ở Gò Sao

Thẩm định thiết kế kỹ thuật hạng mục Hạ tầng kỹ thuật dự án: Khu nhà ở Gò Sao

Thiết kế phối cảnh cây xăng

Mục đích của việc thiết kế phối cảnh là để hình dung tổng quát hình dáng, cấu trúc để ra quyết định đầu tư xây...

Giám sát sản xuất cọc bê tông ly tâm

Cọc bê tông ly tâm là dạng cọc tròn rỗng dùng cáp dự ứng lực 7,1 ly quay ly tâm, bảo dưỡng bê tông bằng công nghệ cao...

Dự án thiết kế Sửa chữa nền nhà xưởng tại cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT)

Cải tạo lại nền nhà xưởng hiện hữu gạch con sâu thay bằng nền BTCT dày 25cm

Các loại cây xanh vỉa hè

Trồng cây xanh tạo bóng mát trong đô thị là việc làm hết sức cần thiết để tạo bóng mát, cung cấp oxy và góp phần giảm...

Dự án thiết kế Sửa chữa các line B05-B08 cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT)

Nâng cấp các line đặt container, đường cẩu chạy, đường chạy H30 xe container

Tần suất lấy mẫu thí nghiệm vật liệu

Tại sao phải lấy mẫu thí nghiệm theo tần suất? Mục đích công việc này là để kiểm soát vật tư đầu vào trong quá trình...

Các loại cây tạo cảnh

Trồng cây tạo cảnh trong đô thị là việc làm hết sức cần thiết cung cấp oxy và góp phần giảm biến đổi khí hậu

Dự án thiết kế Nâng cấp mặt đường giao thông số 3 & 4 cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT)

Nâng cấp mặt đường giao thông số 3 & 4 cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT) tại địa điểm: Phường Tân Phước, thị...

Các loại cây phối màu

Trồng trên dải phân cách đường, công viên, vỉa hè

Dự án thiết kế sửa chữa đường giao thông D6-D8 tại cảng Tân Cảng Cát Lái

Sửa chữa mặt đường hư hỏng, nâng cấp hệ thống thoát nước đường D6 & D8 tại cảng Tân Cảng Cát Lái

Các loại cây cỏ hoa

Trồng trên dải phân cách đường, vỉa hè, công viên cây xanh

Dự án thiết kế Nâng cấp mặt đường Phan Đăng Lưu

Thiết kế sửa chữa, nâng cấp mặt đường hiện hữu Phan Đăng Lưu (đoạn từ ranh khu 25ha đến cổng phía tây giáp nghĩa...

Các loại khe co giãn

Khe co giãn là khoảng hở giữa 2 khối bê tông (khe nhiệt) để hạn chế ảnh hưởng giãn nở bê tông do nhiệt độ gây ra gây...

Dự án giám sát hạ tầng kỹ thuật khu dân cư

Giám sát hạ tầng khu nhà ở đường Lương Định Của, Quận 2, TP.HCM

Mẫu thiết kế định hình Sở GTVT

Bó vỉa, vỉa hè, cây dây leo theo thiết kế định hình của Sở GTVT kèm theo Quyết định 1762/QĐ-SGTVT ngày 18/06/2009 của Sở...

Dự án thẩm tra thiết kế - dự toán đường tỉnh ĐT.741

Trạm thu phí Thuận Phú và trạm thu phí Bù Nho

Dự án thiết kế cầu khu dân cư Vĩnh Phú

Thiết kế cầu khu dân cư Vĩnh Phú, TX Thuận An, tỉnh Bình Dương

Danh sách dự án thực hiện

Các dự án đã thực hiện của công ty TNHH Tư vấn Khảo sát Thiết kế An Phát

Dự án thi công nhà phố

Công trình nhà phố đã được công ty An Phát thi công tại địa chỉ số 9, Đường số 2, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, Thành...

Dự án thiết kế nâng cấp đường giao thông giữa Block A, B & đường tiếp giáp cảng quốc tế TICT - TCCT (Cái Mép, BR-VT)

Thảm mới bê tông nhựa nóng BTNC 12,5 dày 7cm và bù vênh BTNC 19 tại cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép

Dự án thiết kế mới tường rào tại khu dịch vụ Tân Cảng Long Bình

Thiết kế tường rào trên dọc ranh san lắp cao H=2,5m trên vùng địa chất tốt khu vực gần cảng ICD Long Bình, tp. Biên Hòa,...

Dự án khảo sát địa hình

Đo đạc cao độ, tọa độ, địa hình địa vật, mặt bằng từ các mốc cao độ quốc gia GPS, đường chuyền cấp 2 và các...

Dự án giám sát nhà xưởng

Dự án giám sát nhà xưởng tại lô D5, Cụm công nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TP.HCM của Công ty TNHH...

Dự án thiết kế nâng cấp mặt đường Phan Đăng Lưu

Thiết kế sửa chữa, nâng cấp mặt đường hiện hữu Phan Đăng Lưu vào cảng ICD Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng...

Dự án thiết kế hạ tầng kỹ thuật khu dân cư

Thiết kế hạ tầng kỹ thuật (san nền, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, chiếu sáng, giao thông, cầu, kè) khu dân...

Dự án thiết kế nhà phố

Thiết kế và giám sát nhà phố tại Khu định cư số 4 (Khu dân cư Phong Phú), Huyện Bình Chánh, TP.HCM

Dự án tư vấn giám sát thi công công trình: Nâng cấp line H06 tại Terminal C cảng Tân Cảng Cát Lái

Nâng cấp các đường chạy cẩu, đường H30, dầm kê container line H06 Terminal C cảng Tân Cảng Cát Lái

Hotline tư vấn miễn phí: 0888378181
Zalo